Đảm bảo thực hiện bài bản, thực chất, hiệu quả chuyển đổi số tại Petrovietnam

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) năm 2023 đó là tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng các nền tảng số trong toàn Tập đoàn, đảm bảo đồng bộ, bài bản, thực chất và hiệu quả.

Nhận thức về tầm quan trong của CĐS ngay từ những ngày đầu triển khai, Petrovietnam xác định công tác CĐS trong toàn Tập đoàn là việc bắt buộc phải thực hiện để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, là công cụ để thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, vị thế dẫn dắt trong lĩnh vực hoạt động và nền kinh tế, góp phần xây dựng kinh tế số. Ngoài ra, Petrovietnam là doanh nghiệp nhà nước lớn nên cần có năng lực và trách nhiệm đi đầu trong thực hiện CĐS để vừa đảm bảo vai trò dẫn dắt và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vừa góp phần lan tỏa, thực hiện thành công công tác CĐS quốc gia.

Thời gian qua, lãnh đạo Tập đoàn đã có nhiều chỉ đạo về việc thực hiện triển khai CĐS, bám sát chiến lược CĐS theo lộ trình giai đoạn 2022-2026. Trong đó, Tầm nhìn số và Lộ trình CĐS được ban hành tại Công ty mẹ - Petrovietnam bao gồm 32 sáng kiến số thuộc 4 chương trình được thực hiện trong giai đoạn 2022-2026 và hướng tới mức độ trưởng thành số nâng cao vào năm 2026.


Hội thảo tại Petrovietnam với chủ đề “Chuyển đổi số - nền tảng cho phát triển bền vững”

Lộ trình bao gồm những dự án xây dựng nền tảng công nghệ và bảo mật, xây dựng nền tảng dữ liệu dầu khí quốc gia, số hóa và cải tiến quy trình nghiệp vụ, tối ưu hoạt động vận hành, cũng như tăng cường năng lực đội ngũ triển khai công tác cán bộ thực hiện CĐS. Công tác số hóa và ứng dụng công nghệ số đã được nhiều đơn vị thành viên trong Tập đoàn triển khai sâu rộng bằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng số hóa, hệ thống quản lý dữ liệu lớn (BIG DATA)…

Ví dụ như tại Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), đơn vị đã xây dựng hệ sinh thái Oilgas AI, mô hình dự báo giá dầu thô và sản phẩm xăng dầu, mô hình học máy và trí tuệ nhân tạo để dự báo đá móng nứt nẻ, VPI-Mlogs…, giúp tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí đầu tư, hỗ trợ tốt cho các công cụ, phương pháp truyền thống trong bài toán lớn nhất là tìm ra dầu khí và khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời, CĐS sẽ giúp đơn vị thu thập, tổng hợp, chuẩn hóa dữ liệu của toàn ngành Dầu khí Việt Nam trong tất cả các khâu từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến các hoạt động chế biến, phân phối và thương mại hóa các sản phẩm năng lượng khác nhau

Theo ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc Dữ liệu VPI, CĐS đặt ra nhiều thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai, cả về con người lẫn tài chính. Tuy nhiên, so với các lợi ích to lớn mang lại thì CĐS là quá trình không thể trì hoãn, mà ngược lại nên là cơ hội để đầu tư vào con người, công nghệ, quy trình để tạo ra sự phát triển đột phá mang lại tài sản cho tương lai: Đó là việc khai thác và phân tích hiệu quả dữ liệu này sẽ tạo ra các sản phẩm nghiên cứu khoa học hoàn toàn mới, với các phương thức sử dụng hoàn toàn mới với mục tiêu lớn nhất là giúp cho các công ty, đơn vị của Petrovietnam và các đối tác có thể tìm kiếm, khai thác hiệu quả và có trách nhiệm nhất đối với nguồn tài nguyên của đất nước.


Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo "Chuyển đổi số - nền tảng cho phát triển bền vững”

Theo mục tiêu thực hiện CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tập đoàn xác định rõ việc đầu tiên là thay đổi về nhận thức đây được xem là vai trò quyết định trong CĐS. Với phương châm CĐS là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan, không thể không làm và không ai có thể đứng ngoài cuộc, ngoài xu thế, một trong những chỉ đạo gần đây của Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đó là cần tiếp tục đào tạo, việc đầu tiên cần làm là lãnh đạo Petrovietnam đến lãnh đạo các đơn vị thành viên đều phải hiểu rõ, nhận thức rõ vai trò, bản chất của CĐS.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Tập đoàn cũng thẳng thắn nhìn nhận về công tác CĐS thời gian qua còn những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm, đó là cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý, nâng cao sự đồng bộ, chia sẻ và khai thác nền tảng chung trong Tập đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh.

Để thực hiện thành công CĐS, Petrovietnam cần xây dựng văn hóa về sự chia sẻ, phối hợp, văn hóa học tập thông qua quá trình đào tạo và tinh thần tự học. CĐS chính là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh; Chuyển từ cách làm hiện tại sang một cách làm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và đem đến hiệu quả cao hơn, nâng cao nhận thức cho toàn thể CBNV trong Tập đoàn về CĐS, đặc biệt là cấp lãnh đạo; Chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp kết hợp với văn hóa số phù hợp với quá trình CĐS nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ đó thay đổi nề nếp, tác phong làm việc trong doanh nghiệp trên môi trường số.

Và mới đây tại Quyết định số 529 về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Tổng giám đốc Tâp đoàn đã có chỉ đạo về mục tiêu triển khai CĐS trong năm nay. Theo đó, tập trung công tác CĐS, nền tảng số trong toàn Tập đoàn phù hợp với công tác quản trị theo hướng tích hợp, đồng bộ từ Công ty mẹ - Petrovietnam tới các đơn vị thành viên, cập nhật lộ trình CĐS giai đoạn 2022-2026, góp phần thực hiện thành công phương châm "Tăng tốc CĐS" trong toàn Tập đoàn.

Cùng với đó, sẽ đưa vào vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) - Giai đoạn 1, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ ERP giai đoạn tiếp theo tại Công ty mẹ Petrovietnam như: triển khai giải pháp quản trị nguồn nhân lực và quản lý công tác đào tạo; dịch vụ chuyển đổi dữ liệu tài chính từ phần mềm Sun System vào hệ thống ERP; xây dựng và triển khai Cổng thông tin ERP (ERP Portal)…; Tiếp tục hoàn thành, cập nhật điều chỉnh và phê duyệt Lộ trình CĐS 2022-2026 như lập kế hoạch triển khai chi tiết các sáng kiến số 2023, kiện toàn nhân sự làm công tác CĐS tại Công ty mẹ - Petrovietnam…

Từ năm 2021 đến nay, Công ty mẹ - Petrovietnam tích cực thực hiện các dự án CĐS và đã đạt những kết quả nhất định. Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với những module cơ bản đã được đưa vào vận hành. Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành đang được triển khai các công tác chuẩn bị, nền tảng công nghệ và bảo mật được tăng cường và duy trì và cải thiện liên tục. Công tác truyền thông và đào tạo về CĐS được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng số cho toàn bộ cán bộ nhân viên, năng lực đội ngũ và nhận thức về CĐS, văn hóa số đang được thúc đẩy.

Minh Châu
https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Liên hệ

  • VĂN PHÒNG GIAO DỊCH:
    Số 194 phố Thái Thịnh - Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
  • Hotline: (024) 385-633-21
  • Fax: (024) 385-633-19
  • Email: pvoilhanoi@pvoil.com.vn
Tin tức khác
Tin tức khác
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI LẦN THỨ III (NHIỆM KỲ...

Trong không khí vô cùng trang trọng và khí thế thi đua sôi nổi của Người lao động bước vào hoạt động SXKD Quý II/2020, cùng với nhiều chi đảng bộ trong Tổng công ty...

Tin tức khác
PVOIL VÀ VPI KÝ KẾT “HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN NGHIÊN CỨU VỀ PIN VÀ TRẠM SẠC CHO XE...

Xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới hiện đang diễn ra ngày càng rõ nét; trong đó có sự xuất hiện của nhiều loại xe ôtô điện với nhiều phân khúc thị trường...

Tin tức khác
Người lao động PVOIL được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp; Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và các Đơn vị thành viên đã tích cực làm việc với các...

Tin tức khác
Hơn 2.000 Người lao động PVOIL được tiêm vắc xin phòng Covid-19...

Trong 02 ngày 26, 27/6/2021, PVOIL đã tổ chức cho 100% CBCNV, người lao động tại khu vực TP. Hồ Chí Minh được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Có 958 người được tổ chức tiêm,...

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI
Theo dõi chúng tôi và tham gia bằng cách gắn thẻ trải nghiệm PVOIL Hà Nội trong bài viết của riêng bạn bằng cách sử dụng hangstag

Đăng ký nhận tin từ PVOIL Hà Nội
Đăng ký để nhận thêm thông tin mới của chúng tôi

Xác nhận +
CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI